Theo Sở Công Thương Hà Nội, Máy cắt lông xù năm 2013 Hà Nội tạm ứng 318 tỷ đồng cho 13 doanh nghiệp với lãi suất 0% để dự trữ các nhóm hàng thiết yếu phục vụ bình ổn giá. Tuy nhiên, ông Lê Hồng Thăng, Giám đốc Sở Công Thương cho rằng, do tình hình thị trường, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nguồn cung còn hạn chế, gây khó khăn trong công tác cung cầu ổn định giá cả thị trường.
Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh thương mại chương trình bình ổn hiện vẫn còn hạn chế và cần phải có những thay đổi. Chẳng hạn, tiêu chí chọn loại hàng bình ổn chưa rõ ràng, giá giữa các điểm bình ổn khác nhau, thậm chí không sát với giá thị trườn.
“Có thời điểm nguồn cung dư, giá hàng ngoài chợ truyền thống giảm, còn điểm bán hàng bình ổn vẫn neo giá cao. Giá hàng bình ổn khó sát theo hướng có lợi cho người tiêu dùng nên đôi khi hàng bình ổn không hấp dẫn với người mua”, ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội nói.
Theo Sở Công Thương, có 13 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, đảm bảo dự trữ lượng hàng như đã cam kết tương ứng với 318 tỷ đồng được UBND TP Hà Nội tạm ứng. Các doanh nghiệp đã tổ chức khoảng 80 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng bình ổn giá với các nhóm hàng phục vụ Tết về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Ban kinh tế Ngân sách HĐND TP Hà Nội đưa ra đề nghị về việc thực hiện chương trình bình ổn giá phục vụ nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ. Trong đó, yêu cầu tiếp tục thực hiện chương trình bình ổn đồng bộ gắn với các chương trình an sinh xã hội khác của thành phố; vận động doanh nghiệp tham gia bình ổn nhưng không ứng vốn ngân sách; rà soát các mặt hàng bình ổn và kiểm soát về thị trường trước, sau dịp Tết. T
rước vấn đề này, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, dự kiến chương trình bình ổn giá năm 2014 của Hà Nội sẽ được triển khai theo 3 hình thức: hỗ trợ doanh nghiệp tạm ứng vốn với lãi suất 0% trong suốt thời gian thực hiện chương trình với tổng số vốn tạm ứng tương đương với tổng lượng hàng hóa đáp ứng khoảng 10% nhu cầu thị trường; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay ưu đãi từ ngân hàng; khuyến khích doanh nghiệp tham gia chương trình nhưng không tạm ứng vốn để thực hiện bình ổn giá với 9 nhóm hàng thiết yếu và nhóm đường ăn, sữa trẻ em và thuốc chữa bệnh.
Theo Sở Công Thương Hà Nội, chương trình đang giảm bớt lượng tiền tạm ứng từ ngân sách thành phố, tăng tính chủ động và trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia chương trình.
Số tiền tạm ứng cho các doanh nghiệp tham gia chương trình đã giảm dần. Cụ thể, năm 2011 tạm ứng 475 tỷ đồng (bình ổn 10 nhóm hàng); năm 2012 tạm ứng 376 tỷ đồng (bình ổn 10 nhóm hàng) và năm 2013 tạm ứng 318 tỷ đồng (bình ổn 7 nhóm hàng), còn 3 nhóm hàng đã thực hiện bình ổn từ những năm trước gồm: đường, thực phẩm chế biến và giấy vở học sinh.